Kết quả tìm kiếm cho "ba loài ếch"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 132
TX. Tân Châu có 70% hộ gia đình là nông dân, sống ở vùng nông thôn. Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hộ để nâng cao thu nhập và đời sống người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh thị xã đang hướng đến việc hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Cái nóng bị xua tan trước những cơn mưa. Khí hậu trở nên mát mẻ, đất đai, núi rừng Bảy Núi như thức giấc, khoác trên mình chiếc áo mới xanh mơn mởn. Đối với du khách, mùa mưa ở Bảy Núi là mùa hấp dẫn và thú vị nhất trong năm.
Tân Châu là địa phương đầu nguồn thuộc tỉnh An Giang, nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt. Mùa nước lên, những cánh đồng miệt này ngập sâu, cá tôm kéo nhau về nuôi sống các hộ dân làm nghề hạ bạc. Cảnh trời nước mênh mông rất đỗi nên thơ, nhưng mấy ai biết được sự bám trụ mưu sinh của bà con vùng biên luôn đầy thử thách.
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản “trứ danh” ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Nghề làm lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên) được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2007. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia. Trước đây, làng nghề nhộn nhịp, theo thời gian dần thu hẹp, nhưng vẫn còn khá nhiều hộ giữ “lửa” với nghề.
Năm nào cũng vậy, vào mùa lũ, xóm buôn ếch đồng ở xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) trở nên nhộn nhịp. Mờ sáng, họ rong ruổi khắp vùng nông thôn thu mua ếch mang về bán tại vựa, kiếm thu nhập khá lúc nông nhàn.
Những năm qua, TX. Tân Châu đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp. Các hình thức được chọn để chuyển đổi cơ cấu, gồm: Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi; áp dụng công nghệ; phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh liên kết, liên doanh trong sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, đa dạng hóa sản xuất, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập của nông dân…
Hàng năm, khi mực nước trên những con sông dâng cao, ngoài đồng nước mấp mé tràn bờ cũng là lúc người dân tất bật chuẩn bị ngư cụ, phục vụ mùa đánh bắt thủy sản. Công việc mưu sinh mùa nước nổi tuy vất vả, nhưng giúp những hộ dân có được nguồn thu nhập ổn định khá trong lúc nông nhàn.
Nhắc tới ẩm thực miền Tây vào mùa nước nổi, người ta thường nghĩ tới các loại cá, chủ yếu là cá linh. Các sản vật sông nước khác, như: Cua, ốc, rắn, chuột, ếch, lươn... nhiều vô kể. Thế nhưng, nếu thiếu rau đồng thì cái ngon sẽ không trọn vẹn.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ở huyện Chợ Mới tiếp tục phát triển, tình hình tiêu thụ nông sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích xuống giống lúa giảm nhẹ so cùng kỳ do chuyển dịch; thực hiện nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp nhu cầu thực tế của thị trường. Địa phương đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, giúp nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh thị trường.
Chúng tôi ngược lên đầu nguồn sông Hậu vào những ngày đầu tháng 9, khi dòng nước màu phù sa vẫn cuồn cuộn chảy mang theo bao cá tôm khiến dân làm nghề hạ bạc nức lòng.